Vai trò của cốt thép trong kết cấu bê tông
Bê tông và cốt thép là hai vật liệu chính trong xây dựng. Tuy nhiên, hai vật liệu này lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Chính vì thế người ta sẽ cho cốt thép vào trong bê tông để hạn chế những nhược điểm của bê tông. Vậy vai trò của cốt thép trong kết cấu bê tông là gì?
Vai trò của cốt thép trong bê tông
Bê tông tươi được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như: cát, sỏi, xi măng, nước. Chúng được trộn đều và dầm kỹ trước khi cho cốt thép vào bên trong. Chính vì thế bê tông có khả năng chịu lực nén rất tốt nhưng lại không có khả năng chống được lực kéo và lực lực cắt. Như vậy có thể nói vai trò chính của cốt thép trong bê tông là tăng cường khả năng chịu lực kéo.
Trong xây dựng người ta thường phân loại một số dạng kết cấu bê tông cốt thép dựa trên những vai trò chủ yếu của nó.
- Cốt thép chịu lực: Những cấu kiện hay bị uốn xuống như dầm nhà thường cần có cốt thép chịu lực để dầm luôn thẳng đứng, không bị tác động của lực kéo xuống.
- Cốt thép phân phối: Cốt thép này thường dùng để phân phối đều các tải trọng trên sàn và định vị các cốt thép chịu lực.
- Cốt thép đai: Cốt thép có vai trò như một chân trụ cố định để đảm bảo vị trí các kết cấu kiện cố định một chỗ không bị di chuyển.
- Cốt thép cấu tạo: Cốt thép có vai trò giữ các thanh thép chịu lực và góp phần làm toàn bộ khung thép thành một bộ khung chắc chắn, tăng tính ổn định của kết cấu.
Kiểm tra cốt thép đặt trong bê tông để đảm bảo chất lượng tốt nhất
Muốn công trình đảm bảo chất lượng thì chúng ra cần đặt các cốt thép theo đúng tỷ lệ và thiết kế. Chỉ cần thiếu một vị trí cũng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng của cả công trình.
Chính vì thế ngoài việc kiểm tra các cốt pha, chúng ta cần kiềm tra cốt thép xem neo buộc đúng vị ví, các nốt dây buộc có chắc chắn không, có đảm bảo không. Đặc biệt không được nhầm lẫn các vị trí thanh thép chịu lực và thanh thép cấu tạo. Khi xây dựng các công trình cần những kỹ sư có năng lực đọc bản thiết kế để tránh xảy ra những nhầm lẫn.
Các cốt thép phải có chính xác về các chủng loại, kích thước, chiều dài, hình dạng, các vị trí lỗ thừa để đổ bê tông tươi vào. Nếu như làm không đúng, không đủ có thể làm mất vai trò của kết cấu thép trong bê tông.
Chú ý đến sử dụng “con kê” trong xây dựng. Thông thường theo thói quen nhiều người tận dụng những mảnh gạch vỡ để kê cốt thép sàn. Khi đổ bê tông sẽ bị gạch sẽ bị dính vào kết cấu bê tông cốt thép. Nên sử dụng các con kê bằng thép hoặc nhựa.
Các mẫu thép nối với nhau cầu buộc chắc chắn hoặc hàn. Vị trí đầu nối hai thanh thép bắt buộc phải hàn. Những vị trí nối chồng khi di chuyển không được giẫm lên hệ thống cốt thép đã buộc để tránh xô lệch.
Xem ngay báo giá về các sản phẩm cấu kiện bê tông đúc sẵn tại đây
Để công trình đảm bảo và có chất lượng tốt. Khi xây dựng cần hiểu rõ được vai trò của cốt thép trong kết cấu bê tông và những cách kiểm tra cốt thép trước khi cho vào trong bê tông tươi. Chỉ có như vậy, công trình mới tăng tính an toàn, tăng thời gian sử dụng lâu dài, kết cấu bê tông cốt thép hạn chế rạn, nứt.
Trang chủ : https://caukienbetongmienbac.com/