Mối nối bao tải đay tẩm nhựa đường – thi công cống hộp đúc sẵn Bê tông Sông Đáy

Mối nối bao tải đay tẩm nhựa đường

Bao tải đay tẩm nhựa đường

là sản phẩm bao gồm 2 thành phần chính là : Bao Tải Đay ( Bao bố – Bao dứa) và Nhựa Đường Nhập Khẩu

Đối với sản phẩm Bao tải đay hay còn gọi là bao tải bố chuyên dùng cho các công trình xây dựng như bảo dưỡng bê tông , làm mối nối giữa các đốt cống bê tông đúc sẵn

bao tai day
bao tải đay

P1 : Chỉ dẫn lắp đặt cống hộp

cat bao tai day
cắt bao tải đay
nhung bao tai day tam nhua duong
nhúng bao tải đay tẩm nhựa đường

Bước 1: Cắt bao đay thành sợi,nấu nhựa đường và ngâm trong nhựa đường. Được đun sôi khoảng 1000C  đến 120 0C  khoảng 5 đến 10 phút

lam sach moi noi cong
làm sạch mối nối cống

Bước 2: Sử dụng bàn chải  hoặc chổi que  làm sạch mối nối lắp đặt cống.

nhet bao tai day tam nhua duong vao moi noi
nhét bao tải đay tẩm nhựa đường vào mối nối

Bước 3: Các công nhân dùng các loại dụng cụ như búa,dùi sắt,dùi tre nêm đóng chặt các đoạn bao tải đay tẩm nhựa đường vào mối nối đến khi không đóng vào được nữa.

chat vua xi mang moi noi cong
chát vữa xi măng mối nối cống

Bước 4: Sau khi lắp đặt đay tẩm nhựa công  nhân sử dụng vữa xi măng cát vàng mác M150 trát các mối nối hoàn thiện theo yêu cầu.

moi noi hoan thien
mối nối hoàn thiện

P2: Các loại vật liệu kết nối

Mastic hoặc sợi đay tẩm nhựa đường

Bề mặt liên kết sẽ được làm sạch một cách tỉ mỉ, khô ráo và phù hợp với chỉ dẫn tại nhà máy. Một số lượng vừa đủ chất bịt kín sẽ được lấp đầy khoảng nối với một chút bị ép ra.

Đối với thời tiết lạnh, khả năng làm việc của chất bịt kín mastic hoặc đay sẽ vẫn làm việc nếu đảm bảo mastic và bề mặt kết nối vẫn đủ nhiệt độ.

Vữa xi măng

Bề mặt liên kết sẽ được làm sạch một cách tỉ mỉ, làm ẩm trực tiếp bằng nước trước khi lắp đặt cống, một lớp vữa được đổ vào phần cú rónh và phần trờn của phần đầu nối của đoạn cống lắp đặt.sau đó làm phẳng bằng thiết bị như bay xoa…..

P3: Thi công cống hộp đúc sẵn

Đào móng

– Công tác thi công cống hộp sẽ được tiến hành thi công theo tuyến đó định.

– Trước khi đào móng nhà thầucho trắc đạc lại toàn tuyến, xác định cao độ tuyến cống, định vị trục tuyến cống và cao độ, các mốc gửi để kiểm tra khi cần thiết, định vị  vị trí các hố ga, các ga thu và bố trí hợp lý các đoạn nối cống.

– Định vị bề rộng mặt hố đào, đáy hố đào để máy xúc dễ thao tác khi đào đất.

– Trong trường hợp cần thiết, các vị trí móng cột điện hoặc các công trình liền kề trong phạm vi trượt đất khi đào hố móng nhà thầu cho tiến hành xử lý cừ cót ép đóng cọc tre trước khi đào.

– Dùng máy đào gầu nghịch có dung tích gầu phù hợp với điều kiện thi công, đất đào được đổ sang bên cạnh hố đào về phía sát một bên đường, vỉa hè để thuận tiện cho công tác lấp đất và đảm bảo không bị ảnh hưởng đến công tác thi công lắp đặt tuyến cống cũng như giao thông của người dân (Kích thước hố đào được thể hiện trong bản vẽ thi công).

– Cân đối lượng đất dư thừa sau khi lấp để vận chuyển để vận chuyển đi nơi khác, tránh lượng đất tập kết quá nhiều trên mặt bằng.

– Máy đào, đào đến đâu nhà thầu cho sửa bằng thủ công ngay đến đó, tạo rãnh thu, ga thu nước để đảm bảo giữ cho đáy móng luôn khô, tránh hoá bùn đáy móng.

– Sau khi làm phẳng đáy móng, tiến hành đầm sơ bộ bề mặt đáy móng bằng đầm cóc, kiểm tra cao độ, độ chặt đáy móng đảm bảo, tiến hành nghiệm thu trước khi trải đệm đá base, hoặc bờ tụng múng đáy cống.

>>> Nhận ngay báo giá hố ga đúc sẵn với triết khấu lên đến 3%

Lót base,hoặc bờ tụng múng đáy và hạ cống.

– Đá base lót đáy cống phải là đá base kích thước trung bỡnh hạt 2×4 cm, sau khi dải lớp lút được đầm chặt bằng đầm cóc hoặc máy lu rung loại nhỏ ( tùy điều kiện thi công), hoặc đổ bê tông lót móng chiều dày phụ thuộc vào bản vẽ thiết kế.

– Độ dày lớp lót sau khi đầm xong khoảng 15cm đến 30 cm, hoặc bê tông móng cống hộp có chiều dày khoảng 15cm đến 20cm tùy vào thiết kê.

– Đo lấy dấu vị trí miệng bát trên đáy cống.

– Tại vị trí đánh dấu, đào hố thao tác.

– Kiểm tra cốt của lớp lót bằng máy thuỷ bình sau khi đầm chặt

– Dùng xe tải có móc cẩu vận chuyển cống và phụ kiện đến công trình.

– Dùng xe tải có móc cẩu hoặc Palăng (tựy thuộc vào điều kiện nhà thầu để chọn máy cẩu sau cho phù hợp) để hạ cống.

– Dây nâng hạ cống dùng cáp lụa, dây vải, tại vị trí buộc cáp dùng tấm đệm cao su tránh làm hỏng lớp bảo vệ ống.

– Sau khi thi công đào đất hố móng và được nghiệm thu bởi tư vấn giám sát, dùng máy xúc hoặc cẩu kato (tùy loại cống mà nhà thầu chọn cẩu hoặc mooc xích

https://www.youtube.com/watch?v=stNqtZKMaiU

– Tiến hành lắp ghép các ống cống bê tông với nhau sao cho khe hở giữa 2 đốt cống là nhỏ nhất, vật liệu dùng làm mối nối là dây đay tốt.

Sợi đay chính là vỏ của cây đay được sản xuất sau khi ngâm nước vài tháng (3-6 tháng) và được rũ sạch, phơi khô, các sợi đay này được bện chặt theo kiểu bên thừng với đường kính phù hợp khe mối nối cần lắp ghép.

Nhựa đường được nấu sôi trong khoảng 1000C- 1200 C. Rồi tiến hành nhúng tẩm nhựa đường cho lô dây đay đã bện trong thời gian khoảng 5 phút cho nhựa đường thấm kỹ vào đay.

Sau đó tiến hành cắt các đoạn đay với chiều dài bằng chu vi cống hộp. Các công nhân dùng các loại dụng cụ như búa, dùi che nêm đóng chặt các đoạn đay vào mối nối đến khi không thể vào được nữa.

– Chỉnh lại tim cống , dùng vật liệu chèn để cống không bị  chệch khỏi tim, trục

– Dùng xi măng cát vàng mác 150 trát các đầu mối nối hoàn thiện theo yêu cầu

thi cong cong hop duc san
thi công cống hộp đúc sẵn

Thi công đúng cao trình đặt cống:

– Cao trình đặt cống tại hiện trường được xác định dựa vào các điểm mốc cao độ làm chuẩn. Do Chủ đầu tư và Đơn vị Tư vấn thiết kế cấp trong quá trình bàn giao mặt bằng.

Từ các mốc cao độ chuẩn này, nhà thầu tiến hành xây dựng lưới truyền dẫn độ cao. Có các tuyến truyền dẫn song song với các tuyến ống. Nhằm tạo ra nhiều điểm mốc chuẩn khác đủ để sử dụng trong quá trình thi công.

– Trong quá trình thi công từ các điểm mốc trên lưới truyền dẫn nói trên nhà thầuđặt máy thuỷ bình. Mặt khác lại dựng mia tại đầu mỗi ống đang lắp. Khi lắp ống xong sẽ điều chỉnh cao độ đỉnh ống chính xác theo yêu cầu với công thức.

H1 + h = HTK + M

H1: Cao độ điểm mốc đặt máy ; h : Chiều cao máy

HTK: Cao độ đỉnh ống thiết kế

M : Chiều cao mia (số dọc mia thuận)

HTK = H đỉnh ống + D + 2d

D : Đường kính ống; d : Chiều dày ống

Kiểm tra mối nối và công tác lắp đặt:

– Dùng máy kinh vĩ, thuỷ bình để kiểm tra cốt đặt ống, độ dốc thuỷ bình. Lập biên bản nghiệm thu cùng chủ đầu tư xong mới được chuyển giai đoạn  thi công.

Thi công lấp hoàn trả mặt bằng

– Việc san lấp mặt bằng chỉ được tiến hành sau khi hố ga và cống hộp đã được lắp đặt và nghiệm thu đúng quy định.

– Phần lấp vật liệu 2 bên ống cống được san lấp bằng thủ công. Thành từng lớp dày 30 cm, san đều 2 bên đường cống, tưới ẩm.  Tiến hành đầm bằng đầm cóc đến chiều dày tối thiểu cao trình lấp vật liệu cao hơn mặt trên của cống là 50 cm.

– Phần lấp vật liệu phía trên được san gạt nhẹ nhàng bằng máy xúc. Dùng máy đầm cóc đầm mặt đảm bảo độ chặt theo yêu cầu thiết kế cho từng lớp

Trên đây là thuyết minh thi công cống- mối nối đay tẩm nhựa đường. Hi vọng bài viết giúp ích được phần nào cho quý khách hàng. Bạn có thể xem thêm nhiều bài viết hữu ích bằng cách theo dõi website của Bê tông Sông Đáy:

Website:  https://caukienbetongmienbac.com